Hướng dẫn cách nuôi thỏ cảnh

Cần phải chú ý thông hơi cho chuồng thỏ. Những cái lồng sắt thì thích hợp hơn cho việc thông hơi và giữ vệ sinh chuồng.
Thỏ đã trở thành thú cưng của nhiều bạn trẻ. Nuôi thỏ kì công hơn nuôi chó, mèo, những lưu ý dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc một chú thỏ xinh xắn, dễ thương.

1. Phân biệt các loại thỏ

Cần phải chú ý thông hơi cho chuồng thỏ. Những cái lồng sắt thì thích hợp hơn cho việc thông hơi và giữ vệ sinh chuồng.Có nhiều giống khác nhau nhưng việc phân biệt Thỏ rừng và Thỏ nhà cũng đòi hỏi bạn phải có kiến thức về Thỏ. Thông thường Thỏ nhà yếu hơn Thỏ rừng và khi mới sinh ra thì thỏ nhà thường không có lông ở mắt như thỏ rừng mà chúng ta thường thấy, thỏ rừng thì thường làm tổ trên nền đất và không bao giờ sống theo bầy đàn. Ngoài ra thỏ rừng thường lớn hơn thỏ nhà. Thỏ rừng thì không được thuần hóa bởi con người nên thường nhút nhát trong khi thỏ nhà thì được xem như thú nuôi và rất mạnh dạn. Nếu được nuôi và phát triển trong vườn, thỏ nhà sống trong những cái chuồng nhỏ bằng sắt ..

2. Cách chọn chuồng nuôi thỏ

Cần phải chú ý thông hơi cho chuồng thỏ. Những cái lồng sắt thì thích hợp hơn cho việc thông hơi và giữ vệ sinh chuồng. Tuy nhiên chuồng sắt cũng dễ làm tổn thương đến thú nuôi nếu chân của chúng bị lưới sắt cắt hoặc đạp vào đinh ở các mắt lưới. Do đó, sàn chuồng nên có 1 phần được làm đặt để chân thỏ có thể nghỉ ngơi. Chuồng sắt dễ làm vệ sinh hơn chuồng gỗ. Tuy nhiên, cũng nên đặt giấy hoặc khăn lau trên nền chuồng để tránh việc chân thỏ bị tổn thương bởi dây sắt.

3. Cách cho thỏ ăn,uống

Cho thỏ uống nước sạch đầy đủ và cho ăn nhiều cỏ khô hàng ngày. Những loại rau cỏ màu xanh lục đậm và nhiều lá như rau diếp, cải, cây mù tạt, bắp cải xanh, cây cải xoăn, rau mùi tây, cây bồ công anh và cây húng quế… rất tốt cho thỏ. Cà rốt và trái cây thì nên cho ít hơn (số muỗng canh ứng với cân nặng của thỏ, đều đặn 2 ngày/lần) vì loại thực phẩm này rất nhiều đường. Những loại rau củ nhiều bột như khoai tây cũng nên tránh. Khi cho thỏ ăn, nên bắt đầu với một loại rau nhất định, sau đó mới tăng thêm nhiều loại khác, cho đến khi thỏ đã quen với 3 loại rau trở lên, việc cho nó ăn nhiều loại hơn nữa sẽ khiến nó thích thú. Khi bắt đầu cho thỏ ăn rau cỏ, nên cho chúng ăn kém với cỏ đuôi mèo hay yến mạch hàng ngày.

Thức ăn dạng viên có thể cho ăn mỗi ngày với lượng khoảng 1 ounce ( 28,35g ) ứng với 1 pound (khoảng 450g) cân nặng của thỏ. Tuy nhiên, thức ăn dạng viên chỉ nên được cung cấp như 1 loại thực phẩm phụ vì thức ăn dạng viên có thể gây cho thỏ bệnh về răng. Việc nhai cỏ hàng ngày sẽ mài mòn răng cửa của thỏ ( răng cửa thỏ mọc dài liên tục như bộ gặm nhắm ). Thức ăn dạng viên chỉ nên dùng cho thỏ nuôi lấy thịt vì nó giúp tăng trọng đáng kể. Khi thỏ ăn thức ăn viên, nó không cần choăn thêm muối thì thức ăn viên có hàm lượng muối khá cao; nhưng nói chung, hàm lượng muối không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thỏ.

4. Khi tiếp xúc với thỏ

Việc ôm hay bắt thỏ phải được các chuyên gia hay những người nuôi thỏhướng dẫn. Không bao giờ được nhấc thỏ lên bằng cách nắm tai. Khi giữ thỏ, phải chắc chắn rằng 4 chân nó cũng đã được giữ lại để tránh bị đá. Nếu thỏ cố đá quá mạnh sẽ gãy lưng nó. Một lời khuyên hữu ích là nên bắt thỏ bằng cách hớt nhẹ nó, để đầu nó vào khuỷu tay. Nên chú ý rằng việc bịt mắt thỏ cũng làm cho nó yên lòng hơn vì không thấy gì sẽ khiến thỏ an tâm và thấy an toàn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *