Bí quyết nuôi nhím kiểng
Nước uống là thứ cần thiết nhất cho nhím kiểng, nước máy phải được lọc sạch, hoặc nước đã nấu chín, để tránh các bệnh về đường ruột.
Những ai mới bắt đầu nuôi nhím kiểng thì nên mua các loại có độ tuổi khoảng 1,5 đến 2 tháng tuổi.
1. Chọn Mua Các Bé
Không nên mua các loại có độ tuổi cao hơn hoặc thấp hơn. Lý do là những bé nhím quá nhỏ có tỉ lệ tử vong cao. Nhím đã lớn rất khó chơi đùa và tạo lập những thói quen tốt (khó huấn luyện).
Một bé nhím kiểng được coi là tốt, chất lượng cao nếu kích thước đạt khoảng 6 – 7 cm, nặng dao động trên dưới 100g. Nhím con đã bắt đầu tập ăn và biết ăn.
Hầu hết thị trường hiện nay chỉ có nhím Việt Nam, nhím kiểng Thái Lan rất hiếm và giá bán khá cao. Chỉ có những trang trại lớn và nuôi theo hình thức công nghiệp mới có thể đầu tư loại nhím này. Nhưng hầu như không có trang trại nào. Chỉ 1 số trường hợp người nhà bên Thái gửi về cho người thân làm cảnh, rồi thấy thích thú mới nhân giống lên (số lượng này rất ít).
2. Thức ăn và nước uống
Nước uống là thứ cần thiết nhất cho nhím kiểng, nước máy phải được lọc sạch, hoặc nước đã nấu chín, để tránh các bệnh về đường ruột.
Bạn có thể cho nhím kiểng ăn nhiều loại thức ăn, chẳng hạn như thức ăn cho mèo, rau củ, sâu bọ, thức ăn trộn tại các shop (Thường giá cao ), Các loại thức ăn cho mèo như: Me-O, Whiskas, Royal Canin…
Ngoài ra chúng ta cần bổ sung chất xơ và vitamin cho nhím kiểng, có thể mua tại các shop. Không nên cho bé đực ăn hay uống quá nhiều vitamin C, vì có thể gây vô sinh.
3. Chuồng Nuôi
Có rất nhiều loại chuồng trên thị trường, nhưng theo tôi, có 2 loại là tốt nhất:
– Bể kính nuôi cá hay bể mica
Ưu điểm: trong suốt, đặt trong phòng ngủ hay phòng khách thì toát lên vẻ sang trọng, không dơ.
Nhược điểm: các mùa khác thì không nói làm gì, chứ mùa hè thì nóng chết đi được, bí gió quá mà.
Chuồng nuôi nhím
– Chuồng lồng như tại các shop
Ưu điểm: đẹp đẽ, nhiều kiểu dáng, không quá bí gió
Nhược điểm: nếu để ớ phòng ngủ hay phòng khách, hôi quá đi thôi, còn nữa, vào mua đông, chắc phải thiết kế thêm cái mền cho nó quá.Theo ý tôi, tốt nhất nên sử dụnh bể kính hay chuồng mica, vừa tiện lợi, rẻ, dễ làm, ko hôi.. Về lót chuồng, cũng có rất nhiều loại cho các bạn chọn lựa.
4. Lót chuồng:
Có thể dùng những thứ sau đây để làm lót chuồng: Mùn cưa, gỗ nén, cát sạn, giấy viên
5. Phòng và trị bệnh:
Các em ít khi bị bệnh, sức đề kháng của chúng rất tốt. Vào đầu mùa mưa thì chúng có thể bị cảm lạnh, ta chỉ cần sưởi ấm chúng bằng bóng đèn dây tóc. Và nên giữ cho lớp lót chuồng luôn sạch sẽ, vì có thể gây ra bệnh đường ruột hay ghẻ lở, bệnh ngoài da chẳng hạn. Tuyệt đối phải lót chuồng bằng các vật dụng kể trên, vì nếu không lót, sau một thời gian chúng sẽ tử vong. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, với liều lượng cực nhỏ, chúng ta có thể trộng vào thức ăn hay nước uống.* Sinh sản và quá trình nuôi con của nhím kiểng mẹ.
6. Sinh sản
Nhím kiểng sẽ bắt đầu giao phối khi chúng đạt 5 tháng tuổi
Có thể nhốt chung con đực và con cái trong quá trình giao phối, và khi tới gần ngày đẻ, bắt bé đực ra riêng.
Khi nhím kiểng con vừa được đẻ ra sẽ có màu hồng, chúng ta có thể bắt lên được rồi, một số bài viết bảo là không bắt được. Nhưng kinh nghiệm 3 năm nuôi của tôi chứng minh, chạm vào nhím kiểng baby không ảnh hưởng gì hết.. Nhớ cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho bé mẹ trong quá trình nuôi con. Một tháng rưỡi sau là có thể tách mẹ
Leave a Reply